“Phép màu” mà nhân loại dành cho người khuyết tật, người đoạn chi.

Đối với người khuyết tật, khuyết đi một phần cơ thể là một mặc cảm lớn, nhưng với sự phát triển của công nghệ, chân giả đã trở thành “phép màu” giúp cuộc sống của họ được viết tiếp một chương mới.

“Cuộc sống không phải là việc chờ đợi cơn bão qua đi mà là học cách khiêu vũ trong mưa.” – Câu nói này của Vivian Greene như một lời khích lệ dành cho những người khuyết tật, những người luôn cố gắng vượt qua khó khăn để sống một cuộc sống trọn vẹn.

Chân giả - "Phép màu" cho người khuyết tật chi dưới
Chân giả – “Phép màu” cho người khuyết tật chi dưới

Mất đi một phần cơ thể là một mất mát lớn, nhưng với sự phát triển của nhân loại, công nghệ chân giả đã trở thành “phép màu” giúp cuộc sống của những người khuyết tật được viết tiếp một chương mới. Chân giả với thiết kế thông minh và vật liệu tiên tiến, đã giúp hàng triệu người trên thế giới lấy lại sự tự tin và năng động. Hãy cùng Viethealth khám phá những điều kỳ diệu mà chân giả mang lại!

Công nghệ chân giả đã phát triển như thế nào ?

Công nghệ chân giả đã trải qua một quá trình phát triển lớn, từ những thiết bị thô sơ ban đầu đến những sản phẩm hiện đại thông minh như ngày nay. Cùng điểm qua những loại chân giả dưới gối qua quá trình phát triển của công nghệ.

Chân công nghệ cũ

Chân công nghệ cũ được thiết kế đơn giản, sử dụng chất liệu nhựa cứng và rất nặng. Chân được cố định với mỏm cụt bằng dây đeo.

Nhược điểm: Rất nặng và cứng, khó sử dụng, bất tiện vì phải sử dụng dây đeo, dễ gây tổn thương phần mỏm cụt và nhiễm trùng. Hạn chế chức năng đi lại vì không có khớp mắt cá.

Ưu điểm: Giá thành rẻ.

chân giả cho người khuyết tật sử dụng dây đeo
Chân công nghệ cũ, sử dụng dây đeo

Chân công nghệ mới

Chân công nghệ mới không cần sử dụng dây đeo, phần tiếp xúc với mỏm cụt được thiết kế ôm sát đầu gối.

Chân sử dụng mút mềm EVA

  • Ưu điểm: Giá thành phải chăng, chân sử dụng loại nhựa nhẹ và một lớp mút mềm êm ái hơn chân công nghệ cũ.
  • Nhược điểm: mặc dù sử dụng một lớp mút mềm nhưng vẫn có độ cứng nhẹ, loại chân này phù hợp với người có thể trạng khỏe mạnh.
Chân giả không sử dụng dây đeo

Chân công nghệ mới sử dụng vớ silicone

  • Ưu điểm: Chân nhẹ, đi êm, phần vớ silicone mềm mại, chăm sóc mỏm cụt tốt, rất thích hợp cho người già, người đoạn chi do bệnh lý.
  • Nhược điểm: Giá thành từ tầm trung đến cao.
Chân công nghệ mới sử dụng vớ silicone

Đối với chân giả công nghệ mới các linh kiện lắp ráp rất đa dạng về loại và chất liệu, phù hợp với từng đối tượng và mục đích sử dụng.

Đối với người khuyết tật bẩm sinh, phần cơ của họ khá là mạnh nên chỉ cần tìm hiểu và lắp chân giả theo mong muốn của họ.

Nhưng đối với người đoạn chi do bệnh lý như biến chứng tiểu đường (gây nhiễm trùng hoại tử) thì nên sử dụng chân đi vớ silicone để phần mỏm cụt được chăm sóc tốt nhất. Vì phần mỏm cụt của họ khá nhạy cảm.

Đối với những vận động viên thể thao hoặc người tham gia nhiều hoạt động có thể lựa chọn loại chân lắp ráp từ các vật liêu carbon như bàn chân carbon, ống chân carbon,…

Chân công nghệ hiện đại sử dụng vật liệu Carbon

Chân sử dụng vớ silicone và bàn chân carbon

Nhìn chung chân giả hiện nay rất đa dạng về loại và chất liệu lắp ráp, mỗi bộ phận của chân giả đều có thể được lắp ráp, sửa chữa riêng biệt nên nếu như chân giả bị hư hỏng một bộ phận nào đó chỉ cần thay thế sửa chữa bộ phận đó, người dùng không phải lo ngại về vấn đề phải thay mới toàn bộ chân.

Chân công nghệ tiên tiến chân điện tử, chân robot

Ngày nay công nghệ chân giả đã và đang tiến gần hơn đến việc giúp người khuyết tật cảm nhận bộ phận giả như một phần cơ thể, giúp giữ thăng bằng tốt hơn và giảm nguy cơ té ngã.

Các cuộc nghiên cứu khoa học đã đạt được những thành tự nhất định trong việc thử nghiệm với chân giả.

Thành tựu trong công cuộc phát triển chân giả

Các nhà khoa học tại ĐH ETH Zurich (Thụy Sĩ) đã đạt được những bước tiến mới. Họ chế tạo thành công chiếc chân giả mà người khuyết tật có thể thực sự cảm nhận được nó. Họ cấy 4 điện cực vào dây thần kinh xương đùi, những điện cực này chỉ lớn hơn một chút so với sợi tóc. Chân giả sẽ có 8 cảm biến, các cảm biến này sẽ gửi tín hiệu đến các điện cực và giúp người mang có thể cảm nhận được mỗi khi bàn chân giả chạm vào bề mặt thứ gì đó.

Các khối cơ

Một nghiên cứu khác của nhóm các nhà sinh vật học và kỹ sư tại MIT (Viện công nghệ Massachusetts) đã thành công trong việc tạo ra một chi giả giúp người đeo có cảm giác tự nhiên như một phần cơ thể. Các nhà khoa học đã xây dựng một cách chi tiết mối liên kết giữa các cơ đối lập, sau đó khéo léo áp dụng lên chi giả. Thử nghiệm cũng cho kết quả đáng kinh ngạc. Những người tham gia thử nghiệm nhận thấy sự chậm trễ khi đưa ra quyết định (tín hiệu truyền từ não bộ) tới đôi chân robot dường như không đáng kể.

Truyền tín hiệu từ não bộ tới chi giả
Truyền tín hiệu từ não bộ tới chi giả

Chân giả và người khuyết tật

Chân giả không chỉ đơn thuần là một bộ phận thay thế, mà còn là công cụ quan trọng giúp người khuyết tật phục hồi khả năng vận động, tự tin hoà nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vai trò của chân giả trong cuộc sống của người khuyết tật:

  • Khôi phục khả năng vận động: Chân giả giúp người khuyết tật có thể đi lại, đứng lên ngồi xuống, tham gia các hoạt động hàng ngày một cách tự lập.
  • Tăng cường sự tự tin: Việc có thể di chuyển tự do giúp người khuyết tật cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng.
  • Cải thiện sức khỏe: Việc vận động thường xuyên nhờ chân giả giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến ít vận động.

Những thách thức và giải pháp

  • Chi phí: Chân giả có giá thành giao động ở nhiều khung giá, đặc biệt là các loại chân giả điện tử và sinh học có giá thành cao.
  • Bảo trì: Chân giả cần được kiểm tra bảo trì định kỳ thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt.
  • Kích thước mỏm cụt thay đổi: Mỏm cụt có thể thay đổi kích thước theo thời gian, cân nặng,… đòi hỏi chân giả phải được điều chỉnh để phù hợp với mỏm cụt.

Để giải quyết được những thách thức này, cần sự phối hợp của nhiều yếu tố, giải pháp

  • Các tổ chức phi chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với chân giả, cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho người khuyết tật. Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất chân giả cần phát triển các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý với người khuyết tật.
  • Phối hợp, tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ lắp ráp, sửa chữa chân giả cho người khuyết tật.

Điển hình như chương trình Viethealth phối hợp với Sở lao động TB&XH Tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh viện PHCN Huế thăm khám, sửa chữa và lắp đặt chân tay giả miễn phí cho thương, bệnh binh, người có công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương trình hỗ trợ sửa chữa, lắp đặt chân tay giả miễn phí cho thương bệnh binh, người có công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương trình hỗ trợ sửa chữa, lắp đặt chân tay giả miễn phí cho thương bệnh binh, người có công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Công nghệ chân giả đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, chúng ta có thể kỳ vọng những chiếc chân giả trong tương lai sẽ còn hoàn hảo hơn nữa, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người khuyết tật.

Đặc biệt, chân giả dưới gối là một công cụ hữu ích giúp người khuyết tật cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, để sử dụng chân giả hiệu quả và thoải mái, người dùng cần nắm vững các kiến thức về chăm sóc và bảo quản chân giả, đồng thời thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia.

Để được tư vấn thông tin miễn phí về lắp đặt chân tay giả vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÂN TAY GIẢ VIETHELTH
Hotline: 0968880222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện trực tiếp
Zalo
Gửi Email
Nhắn tin Messenger