Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả là bao nhiêu ?

Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả là bao nhiêu ?

Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả như thế nào trong trường hợp bị tai nạn lao động ?

Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả là bao nhiêu ?
Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả là bao nhiêu ?

Bác Thành là một công nhân, có ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm bắt buộc. Tháng trước, trong lúc làm việc không may bị tai nạn lao động (TNLĐ), bác đã phải đối mặt với việc mất đi một chân. Trong quá trình tìm hiểu về việc lắp chân giả, bác đã vô cùng lo lắng về chi phí. Liệu bảo hiểm có hỗ trợ cho trường hợp của bác Thành? Chi phí lắp chân/tay giả được bảo hiểm chi trả như thế nào ? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Vai trò của Bảo hiểm Xã Hội, Bảo hiểm Y Tế trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt trong những trường hợp không may như tai nạn lao động. BHXH như một chiếc lưới an toàn, giúp hỗ trợ người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chế độ khám chữa bệnh nằm trong chính sách BHXH. BHYT là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Dưới đây là những vai trò cụ thể của BHXH trong trường hợp tai nạn lao động:

Vai trò của bảo hiểm trong tai nạn lao động
Vai trò của BHXH trong trường hợp tai nạn lao động
  • Chia sẻ gánh nặng thu nhập: Khi gặp tai nạn lao động, người lao động thường không thể làm việc và mất đi nguồn thu nhập chính. BHXH sẽ chia sẻ, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị TNLĐ, giúp người lao động duy trì cuộc sống.
  • Chi trả chi phí điều trị: BHXH sẽ chi trả các chi phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động. Người tham gia BHXH được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Điều này giúp người lao động được chăm sóc y tế tốt hơn mà không phải lo lắng về chi phí.
  • Một số chế độ hỗ trợ khác: Tùy thuộc vào mức độ thương tật, người lao động có thể được hưởng các chế độ hỗ trợ khác như trợ cấp một lần, trợ cấp nuôi dưỡng…

Vì sao BHXH,BHYT lại quan trọng trong trường hợp tai nạn lao động?

  • Giảm gánh nặng kinh tế: Tai nạn lao động thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cho người lao động và gia đình. BHXH giúp hỗ trợ giảm thiểu gánh nặng này, giúp người lao động tập trung vào việc điều trị và phục hồi.
  • Đảm bảo an sinh xã hội: BHXH góp phần xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người đều được bảo vệ khi gặp khó khăn.
  • Tạo động lực làm việc: Việc biết rằng mình được bảo vệ bởi BHXH sẽ giúp người lao động yên tâm hơn trong công việc, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Để hưởng được các chế độ BHXH khi gặp tai nạn lao động, người lao động cần:

  • Tham gia BHXH đầy đủ: Đóng đủ tiền bảo hiểm theo quy định.
  • Thông báo tai nạn cho cơ quan BHXH: Khi xảy ra tai nạn, người lao động hoặc người thân cần thông báo ngay cho cơ quan BHXH để được hướng dẫn làm thủ tục hưởng các chế độ.
  • Cung cấp đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan BHXH để được giải quyết nhanh chóng.

Có thể thấy BHXH là một chế độ an sinh xã hội quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, đặc biệt trong những trường hợp không may như tai nạn lao động. Việc tham gia BHXH là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động.

Người lao động bị TNLĐ mất đi một phần cơ thể (chân/tay) thì việc lắp đặt chân/tay giả là một giải pháp giúp người bệnh phục hồi, quay lại cuôc sống sinh hoạt hằng ngày. Bảo hiểm có các quy định về chi phí lắp chân/tay giả trong trường hợp buộc phải lắp chân/tay giả như sau:

Quy định về chi trả chi phí lắp chân/tay giả:

Lắp chân giả
Lắp chân giả

Tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như sau:

Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế:

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Như vậy, đối với trường hợp buộc phải gắn chân/tay giả do tai nạn lao động thì không được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật.

Vậy người lao động làm việc theo hợp đồng có được trả chi phí điều trị do tai nạn lao động không?

Tại Khoản 1 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:

a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng thì sẽ được trả chi phí điều trị do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Vậy trong trường hợp của bác Thành có tham gia bảo hiểm, tuy nhiên LẮP ĐẶT CHÂN GIẢ lại nằm trong danh mục KHÔNG ĐƯỢC BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ. Nhưng bác Thành là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nên bác Thành được chi trả chi phí điều trị do tai nạn lao động.

Đối với những hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, ngoài bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn khác để được hỗ trợ kết nối với các đơn vị lắp đặt chân/tay giả như:

  • Quỹ hỗ trợ người khuyết tật
  • Các tổ chức từ thiện
  • Chính sách hỗ trợ của địa phương

Viethealth tự hào là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực kết nối hỗ trợ làm chân/tay giả cho các hoàn cảnh khó khăn, các thương bệnh binh, phối hợp cùng các hội từ thiện, quỹ hỗ trợ người khuyết tật trao tặng chân/ tay giả.

Thăm khám, sửa chữa và lắp đặt chân tay giả miễn phí cho thương, bệnh binh, người có công trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thăm khám, sửa chữa và lắp đặt chân tay giả miễn phí cho thương, bệnh binh, người có công trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về chi phí cho việc lắp đặt chân/ tay giả mà Bảo Hiểm chi trả cho người tai nạn lao động (TNLĐ) bị mất một phần cơ thể (chân/tay).

Để được tư vấn thông tin miễn phí vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÂN TAY GIẢ VIETHELTH
Hotline: 0968220222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện trực tiếp
Zalo
Gửi Email
Nhắn tin Messenger